chi logo thoi

HE THONG CUA HANG 22HE THONG CUA HANG 2 bann shop 1 BANNER DICH VU
Hotline: 0918 468 805 - 0982 015 789
Gọi điện mua hàng nhanh 
 

Chuyên gia tư vấn: 0918 468 805

Tư vấn mua hàng: 0982 015 789

Chế độ dinh dưỡng hợp lý ở người cao tuổi

02 xanh

 

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI 

 


BSCK 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp

        Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh không lây nhiễm, giảm các biến chứng của các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, duy trì khối cơ, khối xương để hạn chế nguy cơ gãy xương, chấn thương do té ngã và giảm quá trình lão hóa.

Người cao tuổi ngày càng tăng trên toàn thế giới do tuổi thọ trung bình trên toàn cầu, trong đó có Việt nam, ngày càng gia tăng.

Năm 2002 có khoảng 605 triệu người cao tuổi trên thế giới, trong đó gần 400 triệu người sống ở các nước có thu nhập thấp. Đến năm 2025, số người cao tuổi trên toàn thế giới dự kiến ​​sẽ đạt hơn 1,2 tỷ người, trong đó khoảng 840 triệu người sống ở các nước có thu nhập thấp.

Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng, vận động, hạn chế bia rượu, tăng cường giao lưu cộng đồng nhằm ngăn ngừa và giảm gánh nặng bệnh tật, tàn phế và kéo dài tuổi thọ.

 

Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi:

Cùng với quá trình lão hóa và tác động của môi trường, khi lớn tuổi nhiều cơ quan trong cơ thể người cao tuổi suy giảm chức năng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe. Bộ máy tiêu hóa hoạt động kém hơn khi còn trẻ. Các tế bào nội tiết và ngoại tiết trong hệ tiêu hóa từ dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, gan, tụy, tuyến nước bọt…đều giảm tiết các dịch tiêu hóa; các cơ trơn co bóp kém hơn, vì vậy việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn ở người cao tuổi bị hạn chế nên thường hay gây đầy bụng, khó tiêu- nhất là khi ăn các món ăn lạ hoặc ăn quá mức thường lệ, hay táo bón, không thấy ngon miệng. Mắt nhìn mờ, mũi ngửi kém, lưỡi giảm nhạy, nước bọt ít đi, răng yếu ảnh hưởng đến cảm quan thức ăn. Hiểu biết những khó khăn trong ăn uống ở người cao tuổi đã có các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phù hợp, giúp cho người cao tuổi có được cân nặng hợp lý, duy trì sức khỏe và tránh bị suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì.

 

1. Những nguy cơ bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng ở người cao tuổi:

Nhiều bệnh lý ở người cao tuổi là hậu quả của chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, một số trong đó đã được lập trình từ khi còn trong bào thai, sau đó được kết hợp bởi những thay đổi tự nhiên xảy ra với quá trình lão hóa.

a. Suy dinh dưỡng: nguyên nhân chính do giảm lượng thức ăn và ăn không đủ đa dạng thực phẩm gây thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng sinh năng lượng, bệnh lý viêm, loét dạ dày tá tràng, đại tràng.

b. Thừa cân béo phì: nguyên nhân chính do chế độ ăn không hợp lý, ăn dư thừa năng lượng và các chất dinh dưỡng sinh năng lượng.

c. Rối loạn mỡ máu: là yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành và bệnh mạch máu não do ăn quá nhiều chất béo bão hòa, ăn nhiều năng lượng.

d. Tăng huyết áp, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, ung thư và các bệnh mạn tính không lây khác: Do biến đổi nội tiết tố, tác động của chế độ dinh dưỡng và lối sống không phù hợp và quá trình lão hóa.

 

2. Nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi:

Với người cao tuổi, nhu cầu một số chất dinh dưỡng giảm đi và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác tăng lên.

a. Năng lượng: mỗi ngày cần 1600- 2200 Kcalo tùy theo tuổi, theo giới và mức độ hoạt động thể lực. Năng lượng sử dụng hàng ngày giảm khoảng 15- 20% so với lúc còn thanh niên. Do cả khối lượng cơ bắp giảm, hoạt động ít đi và tỷ lệ trao đổi chất cơ bản giảm theo tuổi nên nhu cầu về năng lượng giảm hơn khi còn trẻ vì vậy càng lớn tuổi càng ăn ít hơn. Trong trường hợp bị suy dinh dưỡng, cần tăng năng lượng lên 20-30%.

b. Nhu cầu chất đạm (protein): cao hơn lúc tuổi thanh niên để đáp ứng quá trình tái tạo mô cơ thể ở tuổi già. Tỷ lệ chất đạm động vật so với tổng số chất đạm nên duy trì ở mức 50%. Nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm giàu protein có giá trị sinh học cao. Ưu tiên ăn cá, đậu hũ, tôm, cua, nấm và thịt gia súc, gia cầm ít mỡ. Chọn sữa ít béo, không đường, bổ sung can-xi và giàu đạm.

c. Nhu cầu chất béo: nên chiếm 20-25% tổng năng lượng khẩu phần, trong đó có sự kết hợp cân đối giữa axit béo bão hòa và chưa bão hoà. Nên sử dụng chất béo không no có nhiều ở các loại dầu ăn như dầu đậu nành, đậu phộng, dầu mè, mỡ một số loại cá như cá basa, vì giúp bảo vệ hệ tim mạch. Hạn chế ăn da, phủ tạng động vật, thịt mỡ. Nên ưu tiên chọn dầu ăn trong chế biến món ăn.

d. Nhu cầu chất bột đường: trong hầu hết các trường hợp nên chiếm  55-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nếu mắc bệnh đái tháo đường, béo phì nên giảm lượng chất bột đường. Nên chọn các loại chất bột đường phức hợp chuyển hóa chậm như gạo lức, nui, mì sợi, khoai, bắp…

e. Nhu cầu các vitamin và chất khoáng: Nhu cầu vitamin và chất khoáng của người cao tuổi hầu hết cao hơn khi còn trẻ. Ở người bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh lý đường tiêu hóa, ăn chay, cần được bổ sung vitamin, chất khoáng.

f. Nhu cầu chất xơ: Người cao tuổi cần ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc để cung cấp đủ chất xơ. Chất xơ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng tránh tăng đường huyết sau ăn, táo bón và bảo vệ tim mạch. Nếu không thể ăn đủ chất xơ từ thực phẩm tự nhiên nên xem bổ sung thêm chất xơ hòa tan dạng chế biến.

 

3. Thực hành dinh dưỡng cho người cao tuổi:

a. Ăn vừa đủ: Hãy ngừng ăn khi bắt đầu cảm thấy no. Không nên ăn cố vì dễ dẫn tới quá tải cho cơ thể và tăng cân.

b. Chia nhỏ bữa ăn: Nên ăn 3 bữa chính và từ 1 đến 2 bữa phụ để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng.

c. Ăn điều độ: Nên ăn đúng giờ. Ăn không đúng giờ dễ gây tăng, giảm đường huyết và rối loạn dung nạp đường. Không nên ăn quá khuya vì dễ gây béo bụng.

d. Ăn đa dạng: Bữa ăn hàng ngày cần phối hợp đủ các nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất đạm, chất béo, rau, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa. Thường xuyên thay đổi món ăn nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ăn nhiều loại rau củ quả để có đầy đủ nhiều loại vitamin, khoáng chất, đồng thời  có nhiều chất xơ có tác dụng ngăn chặn tăng đường huyết sau ăn, hạn chế hấp thu chất béo không có lợi, chống táo bón, phòng ngừa ung thư đại tràng. Cần ăn khoảng 300g- 400g rau và 100 g trái cây mỗi ngày.

e. Uống đủ nước: Người cao tuổi thường quên uống nước nên cần nhắc nhở uống đủ nước. Nên uống khoảng 1-1,5 lít nước ở dạng nước chín, nước trái cây, nước trà. Uống đủ nước sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phòng ngừa chứng táo bón.

- Không ăn nhiều chất béo. Nên ưu tiên dùng dầu thực vật, hạn chế tối đa chất béo từ động vật như mỡ, da, phủ tạng heo, gà, bò. Việc giảm lượng chất béo bão hòa và lượng muối ăn vào làm giảm huyết áp và nồng độ cholesterol, có tác động đáng kể đến việc giảm gánh nặng bệnh tim mạch.

- Không ăn mặn vì gây tăng huyết áp, loãng xương và tăng suy tim.

- Hạn chế ăn đồ ăn, thức uống quá ngọt như chè, nước ngọt có ga.

- Nên tập thể dục thể thao thường xuyên và điều độ, ít nhất mỗi tuần 5 lần, mỗi lần 30 - 60 phút.

 

4. Các thực phẩm có lợi cho sức khỏe:

a. Rau trái cây: Các phức hợp polyphenon trong rau, trái cây có vai trò chống oxy hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư. Pectin trong rau quả có tác dụng hấp thụ các độc tố để bài tiết ra ngoài.

b. Nước trà xanh, nước vối: Cung cấp nhiều loại flavonoid chống oxy hóa, fluo và nhiều vitamin có thể phòng ngừa nhiều loại ung thư, bệnh tim mạch, sỏi thận, sâu răng.

c. Cá: đặc biệt là các loại cá béo do có nhiều axit béo chưa no, omega-3, omega-6 giúp tăng cường bền vững mạch máu, hạn chế lắng đọng cholesterol xấu, hỗ trợ phòng ngừa, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch khác. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần.

d. Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành như: đậu hũ, sữa đậu nành và các hạt họ đậu khác vừa cung cấp chất đạm, chất béo tốt vừa chứa các isoflavon làm giảm cholesterol xấu, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và giảm các tổn thương xơ vữa .

 

5. Các thực phẩm cần hạn chế vì có hại cho sức khỏe:

a. Muối và các gia vị, thực phẩm nhiều muối như: nước mắm, nước tương, bột ngọt, cá khô, tôm khô, các loại dưa, cà muối, mắm vì chứa nhiều natri, gây tăng huyết áp, loãng xương, suy thận....Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị ăn không quá 6g muối mỗi ngày.

b. Rượu bia: nên hạn chế sử dụng không quá 1 đơn vị mỗi ngày.

c. Đường: không nên ăn quá 20g/ngày.

 

 

Thương hiệu bán chạy

02
04
05
06
08
10
20
22
23
24

 LOGO NGUOI CAO TUOI 1 

 

 

LOGO GIA DINH 1

 

SHOP SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM

Mã số thuế: 0316027720 -  Ngày cấp: 21/11/2019

Nơi ĐK: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh

Trụ sở: 757 (số cũ 79) Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Gọi điện mua hàng: 0982 015 789 

 

SHOP SỨC KHỎE GIA ĐÌNH 

Đ/C: 151 Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Q.12

Gọi điện mua hàng: 0939 342 151

www.shopsuckhoegiadinh.vn

Email: shopsuckhoenguoicaotuoi@gmail.com

Website: www.shopsuckhoenguoicaotuoi.vn

Tel:  0983 015 789